Đại dịch Covid 19 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung trong 2 năm 2020 và 2021. Tình hình dịch bệnh kéo dài và có diễn biến phức tạp đã gây ảnh hưởng xấu đối với một số loại hình bất động sản. Song, vẫn tồn tại những ngoại lệ, trong số đó phải kể đến sự tăng trưởng mạnh mẽ của 3 loại hình bất động sản dưới đây. Đây là những loại hình có tiềm năng tăng trưởng cao, hứa hẹn sẽ mang lại cơ hội đầu tư hấp dẫn.
Mục lục
Đại dịch làm gia tăng vai trò của Logistics
Logistics là gì?
Logistics là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại. Theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc. Bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác. Đồng thời cũng tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng. Hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa. Tất cả tuân theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
Tầm quan trọng trong bối cảnh hiện tại
Dịch vụ hậu cần kho bãi (logistics) đang đứng đầu trong các danh mục đầu tư năm nay. Bất chấp Covid-19 diễn biến khó lường ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đại dịch là một chất xúc tác cho nền kinh tế kỹ thuật số. Nó thúc đẩy thị phần thương mại điện tử của ngành bán lẻ tăng lên ở tất cả thị trường trên toàn thế giới.
Logistics là một yếu tố quan trọng để đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng lên này. Các ước tính cho rằng, sau đại dịch, chi tiêu bán lẻ trực tuyến ở Tây Âu sẽ tăng 442 tỷ euro vào năm 2025. Cứ thêm 1 tỷ euro doanh thu bán hàng trực tuyến sẽ tạo ra nhu cầu trung bình 75.000 m2 diện tích nhà kho. Như vậy, đến năm 2025, lĩnh vực bán lẻ trực tuyến trong khu vực sẽ tăng thêm 33,2 triệu m2 nhu cầu kho bãi.
Tiềm năng của logistics trong đại dịch
Dù được các nhà đầu tư dành rất nhiều ưu ái cho thị trường kho bãi hậu cần. Ssong nguồn cung logistics hiện tại là không đủ cho nhu cầu đang bùng nổ giữa đại dịch. Phần lớn nguồn cung nằm trong tay các nhà quản lý và nhà phát triển khu vực và toàn cầu. Ví dụ như Prologis, GLP hoặc Crow Holdings. Những công ty này có quỹ đất lớn và có một lượng cổ phiếu khổng lồ. Nhưng họ lại hiếm khi bán chúng. Hoặc chỉ bán cho một trong những quỹ đầu tư bất động sản của chính mình.
Ông Troy Griffiths, Phó tổng giám đốc Savills Việt Nam nhận định. “Bất động sản kho bãi hậu cần là một trong những thị trường ngách mới nổi với nhiều cơ hội tăng trưởng”. Tại Việt Nam, lợi suất đầu tư vào nhóm tài sản logistics dao động 9-11%. Con số khá lý tưởng so với các thị trường đã định hình và phát triển sớm.
Sự phát triển của các kho lạnh
Kho lạnh là một phần chuyên biệt của chuỗi cung ứng, sử dụng các nhà kho kiểm soát nhiệt để lưu trữ và vận chuyển thực phẩm hoặc vật tư y tế, chẳng hạn như vaccine. Dữ liệu nghiên cứu thị trường từ Research & Markets ước tính rằng 7,9 tỷ USD đã được đầu tư để phát triển kho bảo quản lạnh trên toàn cầu vào năm ngoái, con số này sẽ tăng lên 19 tỷ USD vào năm 2027, do sự thúc đẩy của nhu cầu mua sắm hàng tạp hóa trực tuyến và giảm lãng phí thực phẩm.
Hiện nay trên thế giới, các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) ngày càng nghiêm ngặt hơn. Và đang hướng đến chuỗi cung ứng thực phẩm để giảm lãng phí thực phẩm. Từ đó thúc đẩy nhu cầu về kho lạnh. Đối với các nhà đầu tư, kho lạnh mang lại lợi suất cao. Cụ thể là hơn 50-100 điểm cơ bản so với các cơ sở hậu cần khô. Đồng thời do chi phí lắp đặt cao nên người thuê thường luôn sẵn sàng ký hợp đồng thuê dài hạn. Nhu cầu giao hàng nhanh chóng của người tiêu dùng gia tăng nhanh. Điều này đã làm tăng nhu cầu về các kho hậu cần ở chặng cuối. Chặng cuối (last-mile logistics warehouse), nằm ở gần vị trí của khách hàng.
Đại dịch kéo theo nhu cầu phát triển kinh tế kỹ thuật số
Các nhà sản xuất nội dung như Netflix và Apple đã lấy không gian kho bãi để sử dụng làm phim trường. Bởi vì sự bùng nổ của các dịch vụ phát trực tuyến video. Nhu cầu ngày càng cao về không gian studio đang thúc đẩy nhu cầu về kho bãi. Đặc biệt là ở các thành phố mạnh về truyền thông. Cụ thể như London, Los Angeles và New York.
Trong khi đó, hội nghị truyền hình và điện toán đám mây bùng nổ. Đồng nghĩa với việc nhu cầu về trung tâm dữ liệu đang tăng lên trên toàn thế giới. Ở Trung Quốc, những quỹ phát triển trung tâm dữ liệu mới đã được ra đời bởi Gaw Capital Partners. Ngoài ra, Keppel Group cũng đã phát triển nhiều quỹ để xây dựng và phát triển các trung tâm dữ liệu ở thị trường châu Á và châu Âu.
Việt Nam chúng ta hiện nay đang ở ngã rẽ. Sự bùng nổ của thương mại điện tử thúc đẩy mạnh mẽ tới nền kinh tế kỹ thuật số. Vì vậy, cơ hội dành cho các quốc gia đang phát triển và data centers. Trong số đó có Việt Nam, cơ hội này được cho là rất lớn. Tuy nhiên, các trung tâm dữ liệu tại thị trường Việt Nam hiện nay sẽ phải vật lộn để đối phó với những quốc gia hàng đầu. Có lẽ sẽ rất khó để có thể vượt qua các đối thủ sừng sỏ này.
Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích.
Bài Viết Tương Tự
Green Square Dĩ An City: Dự án căn hộ cao cấp ở Bình Dương
Vina2 Panorama: Dự án căn hộ đẳng cấp nhất Quy Nhơn
Dự án Masteri West Heights Tây Mỗ: Chung cư sang trọng bậc nhất Hà Nội