Có một điều đáng ngạc nhiên là không chỉ người già mà người trẻ cũng có thể mắc bệnh đau nhức xương khớp. Căn bệnh sẽ gây đau nhức, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và giảm chất lượng cuộc sống. Trong số các bệnh liên quan đến xương khớp, đau nhức xương khớp là triệu chứng rất dễ nhận biết nhưng cũng dễ bị bỏ qua vì tâm lý “nghỉ ngơi sẽ đỡ đau”. Đau khớp toàn thân có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Nếu không tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và điều trị sớm, tình trạng này sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng zeaaaa tìm hiểu kỹ hơn về bệnh này nhé!
Mục lục
Tìm hiểu về bệnh đau nhức xương khớp
Đau nhức xương khớp là dấu hiệu thường gặp ở người lớn tuổi. Cơn đau thường là do sự thay đổi của thời tiết, do ngồi; hoặc do làm việc sai tư thế,… Không chỉ vậy mà nó còn là dấu hiệu những căn bệnh về xương khớp. Đây là những bệnh nguy hiểm cần được phát hiện sớm để phòng tránh nguy cơ tàn phế.
Ngày nay, với sự phát triển của cuộc sống hiện đại, căn bệnh này xuất hiện ở cả những người trẻ tuổi với số lượng ngày càng gia tăng. Nguyên nhân là thường xuyên ngồi sai tư thế, ít vận động, ngồi nhiều,… Đây là những thói quen hiện đại khiến tình trạng bệnh xương khớp càng diễn ra phổ biến. Các triệu chứng ban đầu của căn bệnh như: đau vùng vai gáy, đau ở thắt lưng, đau vùng gót chân, đau ở các khớp,…
Khi có những dấu hiệu của xương khớp nói trên, bạn cần đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa nội cơ xương khớp để khám. Thông qua các xét nghiệm huyết học như tổng phân tích tế bào máu, máu lắng, CRP hay các xét nghiệm sinh hóa miễn dịch như calci máu, RF, Anti-CCP, axit uric, lipid máu,… hoặc chụp X-quang xương khớp, đo mật độ xương,… bác sĩ sẽ có cơ sở chẩn đoán chính xác và điều trị đúng, có lời khuyên hữu ích cho người bệnh. Một số bệnh bạn sẽ có nguy cơ nếu để tình trạng đau nhức xương khớp kéo dài và tình trạng trở nên trầm trọng như: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gút, loãng xương, lao xương khớp,…
Nguyên nhân của bệnh đau nhức xương khớp
Tuổi càng cao càng dễ bị đau nhức xương khớp
Những nghiên cứu khoa học đã chỉ ra tuổi càng cao thì xương khớp của chúng ta ngày càng yếu và giòn hơn. Những lớp sụn ở các khớp cũng sẽ bị bào mòn dần đi. Thế nên chúng rất dễ vỡ khi có một lực nhỏ tác động vào. Việc này sẽ khiến cho cơ thể không đủ thích nghi và đáp ứng kịp thời với các hoạt động.
Bởi vậy, nếu chúng ta không biết cách điều chỉnh các hoạt động thích hợp với tuổi tác và sức của mình thì rất dễ gây nên ức chế các cơ dẫn đến tình trạng đau nhức và viêm cơ khớp. Do vậy, khi tuổi càng lớn thì chúng ta nên hạn chế làm những việc nặng, bốc vác, kiêng đồ nặng.
Do ảnh hưởng của trọng lượng cơ thể
Theo như các cuộc khảo sát thì những người thừa cân sẽ có nguy cơ đau xương khớp cao hơn người bình thường. Trọng lượng dư thừa của người béo sẽ tạo áp lực lên các khớp xương. Đặc biệt khớp gối, khớp hông, cùng với khớp xương sống, khớp mắt cá chân. Các khớp chỉ chịu được một trọng lượng cơ thể vừa phải. Cho nên khi trọng lượng của cơ thể tăng cao sẽ gây ức chế. Từ đó khiến các khớp không chịu được gây ra đau nhức. Vì vậy, để ngăn ngừa bệnh đau xương khớp chúng ta cần phải chú ý đến cân nặng của mình.
Nếu cân nặng vượt quá mức độ cho phép bạn cần phải điều chỉnh ngay. Như vậy mới không vượt ngưỡng cho phép. Bạn có thể kết hợp thêm các động tác tập thể dục nhẹ nhàng. Đồng thời hãy ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho xương. Làm như vậy, bạn sẽ hạn chế tình trạng đau nhức xương khớp. Bạn có thể khỏe mạnh tham gia các hoạt động hàng ngày.
Do tư thế ngồi trong lúc làm việc
Tư thế trong lúc làm việc là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Nếu bạn ngồi sai tư thế trong một thời gian dài sẽ dẫn đến bị các bệnh liên quan đến xương khớp. Các tư thế cần chú ý là cúi lưng khi mang vác nặng, ngồi máy tính trong thời gian dài hoặc khi ngủ nghiêng về một bên suốt đêm mà không có gối tựa. Nếu ngồi sai tư thế trọng lượng cơ thể sẽ đè ép lên cột sống. Từ đó dẫn đến nhức mỏi cơ, đau lưng, nhức mỏi cổ,… Lâu dần sẽ dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ. Do vậy, cần phải chú ý tư thế ngồi trong khi làm việc sao cho đúng.
Chấn thương không được chữa trị khi chơi thể thao
Khi chơi thể thao, không tránh khỏi những chấn thương. Tuy nhiên, có một số chấn thương nhỏ ở các khớp. Những chấn thương nhỏ đó sẽ khiến bạn không để ý để chữa trị dứt điểm. Lâu dần những chấn thương nhỏ đó kết hợp với những môn thể thao có tính chất hoạt động mạnh như quần vợt, đá bóng,… sẽ khiến các khớp phải hoạt động liên tục và gánh chịu nhiều áp lực lâu ngày dẫn đến viêm khớp. Vì vậy, cần chú ý và lựa chọn những môn thể thao thích hợp với sức khỏe của mình. Không nên chơi quá sức khiến cơ thể mệt mỏi và gây ra các trường hợp đau nhức xương khớp.
Bệnh đau xương khớp là căn bệnh khá nguy hiểm. Vì vậy mọi người cần phải lưu ý và có những biện pháp phòng tránh căn bệnh này.
Bài Viết Tương Tự
Tổng quan về bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng
Tổng hợp 5 bệnh dạ dày thường gặp và nguy hiểm nhất
Bật mí bí quyết chữa bệnh mất ngủ hiệu quả và khoa học