25/07/2024

Tin Tổng Hợp 90

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Mỹ Thuật | Y Học

Chỉ số quản trị mua hàng trong tháng 6 giảm báo động

Chỉ số quản trị mua hàng giảm mạnh do dịch
3 phút, 48 giây để đọc.

Điều kiện kinh doanh của các nhà sản xuất nước ta bị ảnh hưởng rất lớn do đại dịch. Chỉ số quản trị mua hàng trong tháng 6 đã giảm mạnh, chỉ còn 44,1 điểm, giảm 9 điểm so với tháng 5. Điều kiện kinh doanh đã suy giảm mạnh nhất trong hơn 1 năm qua và cũng kết thúc thời kỳ tăng kéo dài 6 tháng.

Số lượng nhân viên và hoạt động mua hàng đã giảm với tốc độ nhanh nhất so với đợt bùng đầu tiên của đại dịch. Các công ty lạc quan rằng sản lượng sẽ tăng trở lại trong năm tới và hy vọng đại dịch nhanh chóng được đẩy lùi và sản xuất trở lại bình thường.

Chỉ số quản trị mua hàng (PMI) giảm mạnh ở tháng 6

Làn sóng COVID-19 mới nhất tại Việt Nam đã khiến các điều kiện kinh doanh của các nhà sản xuất suy giảm mạnh trong tháng 6. Theo số liệu mới của IHS Markit, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 6 của Việt Nam đạt 44,1 điểm. Giảm mạnh so với mức 53,1 điểm của tháng trước đó.

Tốc độ tăng chi phí đầu vào vẫn còn đáng kể nhưng đã chậm lại nhiều so với tháng 5. Các công ty đã chỉ tăng nhẹ giá bán hàng trong tình trạng nhu cầu giảm. Các điều kiện kinh doanh suy giảm mạnh nhất trong hơn một năm. Từ đó kết thúc thời kỳ tăng kéo dài 6 tháng.

Chỉ số quản trị mua hàng giảm mạnh

Đại dịch COVID-19, các biện pháp phong tỏa và tình trạng đóng cửa công ty tạm thời đều được coi là những nhân tố làm giảm mạnh số lượng và giá trị đơn đặt hàng mới trong tháng 6. Bên cạnh đó, số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài cũng giảm. Bởi vận tải khó khăn và tình trạng khan hiếm container càng trầm trọng hơn. Do ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch lần thứ 4. Điều này kéo theo mức độ chậm trễ giao hàng cũng cao thứ nhì trong lịch sử. Chỉ kém chỉ số ghi nhận vào tháng 4/2020.

Hoạt động mua hàng giảm với tốc độ nhanh nhất

Các nhà sản xuất Việt Nam đã cắt giảm số lượng nhân viên và hoạt động mua hàng. Trước tình trạng khối lượng công việc giảm vào cuối quý II. Việc làm đã giảm lần đầu tiên trong năm tháng với mức giảm mạnh. Nhanh thứ nhì kể từ khi khảo sát bắt đầu vào tháng 3/2011.

Tương tự, hoạt động mua hàng giảm với tốc độ nhanh nhất. Kể từ khi mức giảm tồi tệ nhất được ghi nhận vào tháng 4/2020, sau đợt bùng phát đầu tiên của đại dịch. Báo cáo cũng cho thấy tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu dẫn đến giá tăng. Đặc biệt, tình trạng tăng giá kim loại được nhắc đến nhiều.

Ngành sản xuất gặp khó khăn trong đại dịch

Niềm tin kinh doanh giảm thành mức thấp nhất kể từ tháng 8/2020. Khi những quan ngại về ảnh hưởng tiếp theo của đại dịch bao trùm thị trường. Tuy nhiên, các công ty nhìn chung vẫn lạc quan rằng sản lượng sẽ tăng trở lại trong năm tới.

Chỉ số quản trị mua hàng cho thấy đại dịch tác động mạnh đến sản xuất của Việt Nam

Liên quan đến kết quả khảo sát, Giám đốc Kinh tế tại IHS Markit, Andrew Harker nhấn mạnh: “Dữ liệu PMI tháng 6 cho thấy rõ ảnh hưởng của làn sóng mới nhất của đại dịch COVID-19 lên lĩnh vực sản xuất của Việt Nam. Các công ty phải đóng cửa ở những khu vực bị giãn cách. Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới của toàn bộ lĩnh vực sản xuất bị giảm mạnh”.

“Các công ty đã phản ứng nhanh chóng với khối lượng công việc giảm. Trong khi ảnh hưởng là kém nghiêm trọng hơn so với sau đợt bùng phát của đại dịch vào đầu năm 2020. Mức giảm sản lượng sản xuất trong tháng 6 là mạnh hơn bất kỳ mức giảm nào từng được chứng kiến trước đại dịch COVID-19. Kể từ khi khảo sát bắt đầu từ hơn một thập kỷ trước. Do đó các công ty sẽ hy vọng một sự cải thiện nhanh chóng của tình trạng sức khỏe và các điều kiện hoạt động trở lại bình thường hơn”.