25/07/2024

Tin Tổng Hợp 90

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Mỹ Thuật | Y Học

Kinh tế Việt Nam tụt hạng trong bảng xếp hạng Bloomberg

Kinh tế Việt Nam tụt hạng trên bảng xếp hạng Bloomberg
3 phút, 34 giây để đọc.

Đại dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp trên thế giới, nền kinh tế các quốc gia bị tác động ít nhiều, nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bloomberg đã đưa ra bảng xếp hạng đánh giá khả năng phục hồi nền kinh tế của 53 quốc gia phải ứng phó với dịch bệnh.

Nền kinh tế Việt Nam đã đứng ở vị trí 40 sau lần công bố bảng xếp hạng gần đây nhất, tụt xuống nhiều so với thứ hạng 11 vào tháng 4 trước đó. Các chuyên gia Bloomberg vẫn đánh giá biện pháp chống dịch của Việt Nam hiệu quả, tỷ lệ tử vong do đại dịch thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác.

Nền kinh tế Việt Nam xếp hạng 40 trên bảng xếp hạng của Bloomberg

Vừa qua, Bloomberg đã công bố bảng xếp hạng theo tháng đánh giá khả năng phục hồi của 53 nền kinh tế. Từ mức tốt nhất cho tới mức tệ nhất. Bảng xếp hạng trên được Bloomberg đánh giá dựa trên 10 tiêu chí.

Theo đó, bảng xếp hạng bao gồm các tiêu chí như tỷ lệ người dân tiêm vaccine phòng Covid-19, mức độ nghiêm trọng của các biện pháp giãn cách xã hội, công suất chuyến bay. Từ đó tìm ra những nền kinh tế đang ứng phó dịch bệnh hiệu quả, ít gián đoạn về kinh tế và xã hội nhất.

Việt Nam có biện pháp ứng phó với đại dịch hiệu quả

Trong đó, Việt Nam xếp vị trí thứ 40. Ngay sau Thái Lan và ở trên Indonesia, Malaysia và Philippines. Liên quan đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, Bloomberg dự báo Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 6,7% trong năm 2021.

Trước đó, Việt Nam ở thứ 11 trong bảng xếp hạng Bloomberg

Trước đó, hồi tháng 4, Bloomberg xếp hạng Việt Nam ở thứ 11 trong tổng số 53 nền kinh tế. Với mức dự báo tăng trưởng đạt 7,3%. Đứng đầu bảng xếp hạng hồi tháng là Singapore. Bloomberg đánh giá nhờ khả năng phòng chống dịch kết hợp với tốc độ tiêm vắc xin Covid-19 nhanh nhất châu Á. 1/5 dân số Singapore đã được tiêm vắc xin. Singapore vượt New Zealand để trở thành nơi tốt nhất giữa kỷ nguyên đại dịch.

Singapore đã giảm số ca lây nhiễm Covid-19 xuống gần bằng 0. Nhờ các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt, đặc biệt ở biên giới. Người dân hiện đã gần như có thể trở về cuộc sống bình thường. Có thể tham gia các buổi hòa nhạc và đi du lịch ven biển.

Nền kinh tế Việt Nam đứng thứ 40 trên bảng xếp hạng Bloomberg

Do tác động của làn sóng dịch bệnh thứ 4, Việt Nam đã tụt hạng trong lần này. Tuy nhiên, các chuyên gia Bloomberg vẫn đánh giá biện pháp chống dịch của Việt Nam hiệu quả. Xuất hiện 9 ca nhiễm trên 100.000 người trong 1 tháng. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong do Covid-19 thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác, ở mức 0,3%.

Nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương còn nhiều khó khăn

Bên cạnh đó, Hoa Kỳ là quốc gia ở vị trí đầu bảng trong bảng xếp hạng lần này. Tăng đáng kể từ vị trí thứ 17 của tháng trước. Các nước khu vực châu Âu bao gồm Tây Ban Nha, Pháp và Thuỵ Sỹ cũng thuộc top 10.

Tại khu vực châu Á, Australia, Trung Quốc và Hàn Quốc là 3 nước đại diện lọt top 10. Với Trung Quốc có mức dự báo tăng trưởng ở mức 8,5%. Trong khi đó, Philippines, Ấn Độ và các quốc gia Mỹ Latinh đã tụt hạng đáng kể. Do ảnh hưởng của những làn sóng dịch bệnh Covid-19 mới.

Báo cáo kết luận, trước đây, Hoa Kỳ, Anh và một số nước châu Âu từng là vùng dịch lớn nhất thế giới. Song giai đoạn hiện tại, khu vực này lại đang nhanh chóng tái mở cửa, từng bước phục hồi sau đại dịch. Thành công bước đầu này phần lớn nhờ vào nguồn cung vaccine phòng Covid-19 dồi dào. Còn với các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương lại đang gặp nhiều khó khăn hơn.