Những năm qua, quan hệ hớp tác giữa Việt Nam và Mỹ phát triển rất tốt trong nhiều lĩnh vực. Mới đây, hai nước cũng đã có cuộc trao đổi về việc Mỹ hỗ trợ Việt Nam phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19. Mỹ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tiếp cận nguồn vắc-xin cũng như hợp tác sản xuất vắc-xin Covid-19.
Mỹ đánh giá cao quan hệ hợp tác cũng như việc phòng chống dịch Covid-19 ở Việt Nam thời gian vừa qua. Việc Mỹ hỗ trợ tích cực cho Việt Nam giúp ích rất nhiều cho kinh tế nước ta và cũng thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp và bền vững.
Mỹ hỗ trợ Việt Nam tiếp cận nguồn cung và hợp tác sản xuất vắc-xin Covid-19
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và đại diện cộng đồng doanh nghiệp Mỹ đã trao đổi về các sáng kiến và giải pháp của doanh nghiệp Mỹ. Nhằm hỗ trợ Việt Nam tiếp cận nguồn cung vắc-xin Covid-19, hợp tác sản xuất vắc-xin. Sáng 30/6, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã chủ trì Tọa đàm trực tuyến với cộng đồng doanh nghiệp Mỹ. Cùng chia sẻ tầm nhìn, sáng kiến và giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Mỹ phát triển sâu rộng. Cũng như hỗ trợ Việt Nam trong quá trình phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Tham dự tọa đàm có lãnh đạo các Bộ, ngành của Việt Nam. Lãnh đạo Phòng Thương mại Mỹ (USCC). Hội đồng kinh doanh Mỹ-ASEAN (USABC). Hội đồng kinh doanh vì sự hiểu biết quốc tế (BCIU). Cùng đại diện gần 500 doanh nghiệp Mỹ.
Phát biểu tại tọa đàm, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực hết sức trong việc thực hiện mục tiêu kép. Vừa chống dịch và phát triển kinh tế. Nhờ đó, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế dương. Đạt 2,91% trong năm 2020 và đạt 5,64% trong 6 tháng đầu năm 2021. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 có thể đạt 6,5 %.
Mỹ hỗ trợ tích cực cho nền kinh tế Việt Nam
Về quan hệ Việt Nam-Mỹ, Phó Thủ tướng khẳng định hợp tác kinh tế đóng vai trò nòng cốt trong quan hệ hai nước. Kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng nhanh. Từ mức 450 triệu USD năm 1994 lên hơn 90 tỉ USD năm 2020.
Trong những năm qua, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đứng thứ 11/40 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Với tổng số vốn gần 10 tỉ USD. Nếu tính cả vốn đầu tư của doanh nghiệp Mỹ qua nước thứ 3 thì tổng vốn đầu tư của Mỹ đạt trên 14 tỉ USD. Nhiều tập đoàn hàng đầu của Mỹ đầu tư kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực.
Hai bên nhất trí đánh giá quan hệ Việt Nam – Mỹ đang phát triển tích cực. Trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau và cùng có lợi. Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác. Góp phần mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nước. Với trọng tâm là hợp tác kinh tế – thương mại – đầu tư. Khắc phục hậu quả chiến tranh, nâng cao năng lực hàng hải, khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo. Phòng chống đại dịch Covid-19, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
Mỹ đánh giá cao sự hợp tác và việc phòng chống dịch của Việt Nam
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng đánh giá cao cam kết của Chính phủ Mỹ. Khi tài trợ 4 tỉ USD cho sáng kiến Tiếp cận toàn cầu vắc-xin Covid-19 (COVAX). Mong muốn Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Mỹ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam. Trong việc tiếp cận các nguồn cung vắc-xin, cũng như trong sản xuất và chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin. Để sớm khắc phục tác động của dịch bệnh Covid-19 và nhanh chóng phục hồi kinh tế.
Đại diện cộng đồng doanh nghiệp Mỹ đều bày tỏ đánh giá cao kết quả phòng chống dịch bệnh Covid-19 và phát triển kinh tế của Việt Nam. Đánh giá cao tiềm năng, dư địa trong quan hệ kinh tế giữa hai nước. Đưa ra những đề xuất, sáng kiến về hợp tác phát triển kinh tế số, hạ tầng, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, phát triển bền vững,… Những lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu và các doanh nghiệp Mỹ có thế mạnh.
Các doanh nghiệp Mỹ cũng đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ của các Bộ, ngành và địa phương của Việt Nam. Trong việc tăng cường trao đổi, thảo luận thẳng thắn, xây dựng về những quan tâm của doanh nghiệp. Sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế. Góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong đó có các nhà đầu tư từ Mỹ.
Hai bên cũng trao đổi về các sáng kiến và giải pháp của doanh nghiệp Mỹ. Nhằm hỗ trợ Việt Nam tiếp cận nguồn cung vắc-xin, hợp tác sản xuất vắc-xin trong quá trình phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch.
Bài Viết Tương Tự
Kinh tế Việt Nam tụt hạng trong bảng xếp hạng Bloomberg
Chính phủ Australia thúc đẩy thương mại với Việt Nam
Chỉ số quản trị mua hàng trong tháng 6 giảm báo động