Hiện nay ngành hàng không Việt Nam có những chuyển biến tiêu cực, nhất là do ảnh hưởng của đại dịch. Việc các hãng hàng không có các mức giá máy bay cực rẻ để cạnh tranh nhau xuất hiện rất nhiều. Điều này ảnh hưởng đến luật cạnh tranh và luật giá trong ngành hàng không nội địa. Trước tình hình đó, Thứ trưởng Giao thông Vận tải đã ký quyết định lập tổ công tác kiểm tra giá vé máy bay để theo dõi việc chấp hành các quy định của các hãng hàng không nội địa. Tổ công tác sẽ bắt đầu làm việc trong quý III năm nay với 8 thành viên.
Lập tổ công tác làm việc với các hãng hàng không nội địa
Mới đây, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn đã ký quyết định lập tổ công tác để làm việc với các hãng hàng không Việt Nam. Về việc chấp hành các quy định về luật cạnh tranh, luật giá với vé máy bay nội địa.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, một trong những căn cứ lập tổ công tác là thông báo số 48 của Văn phòng Chính phủ hồi cuối tháng 5. Về triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines. Bộ này chủ trì, phối hợp Bộ Công Thương, Tài chính làm việc với các hãng hàng không. Về việc chấp hành quy định của luật cạnh tranh, luật giá về giá bán vé máy bay.
Tổ công tác liên ngành Giao thông, Tài chính, Công Thương sẽ kiểm tra việc cạnh tranh giá vé máy bay nội địa trong quý III. Tổ công tác do ông Phạm Văn Hảo, Phó cục trưởng Hàng không đứng đầu có 8 thành viên. Trong đó, có 2 thành viên của Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương). 1 thành viên của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính).
Tổ công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định về luật cạnh tranh của các hãng bay
Tổ công tác có trách nhiệm báo cáo kết quả làm việc với Bộ Giao thông Vận tải trong quý III. Phải làm rõ việc chấp hành các quy định về luật cạnh tranh, luật giá. Với cước vận chuyển hàng không nội địa của các hãng bay. Đồng thời, tổ cũng có thể đề nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền phương án xử lý vướng mắc, tồn tại (nếu có).
Hồi tháng 5, Cục Hàng không đề xuất bỏ trần giá vé trên đường bay có từ 3 hãng cùng khai thác. Để tăng cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ. Đề xuất trong dự thảo báo cáo tổng kết thi hành Luật Hàng không dân dụng. Điều này có nghĩa, các hãng có thể được tự quyết giá vé. Các hãng Không cần theo trần giá vé.
Trước đó, Vietnam Airlines cũng lần thứ 2 đề nghị áp giá sàn vé máy bay nội địa. Mức giá khoảng 560.000 đồng đến 1,4 triệu đồng. Đại diện Vietnam Airlines cho biết đề xuất trên nhằm giúp các hãng bay trong nước vượt qua giai đoạn khó khăn vì đại dịch. Nhất là nhiều thời điểm giá vé máy bay chạm đáy. Nếu được thông qua, các hãng hàng không sẽ không thể tung ra những chương trình với giá vé máy bay siêu rẻ hoặc thậm chí 0 đồng. Mà phải tuân theo mức giá sàn này.
Tính cạnh tranh của các hãng hàng không rất cao
Hiện nay, khung giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông cơ bản được ban hành từ năm 2015. Quy định giá trần theo cự ly của từng đường bay. Giá vé áp dụng cho 5 nhóm đường bay với mức giá vé 1.600.000 – 3.750.000 đồng/vé/chiều. Chưa bao gồm các khoản phí và phụ thu khác.
Các hãng hàng không xây dựng dải giá với nhiều mức (thông thường có từ 10 – 15 mức). Tương ứng với các điều kiện, giai đoạn khai thác khác nhau. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đang có 6 hãng hàng không nội địa. Đó là Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vasco, Vietjet Air, Bamboo Airways và Vietravel Airlines. Vì vậy tính cạnh tranh giữa các hãng này đang rất cao.
Bài Viết Tương Tự
Kinh tế Việt Nam tụt hạng trong bảng xếp hạng Bloomberg
Mỹ hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19
Chính phủ Australia thúc đẩy thương mại với Việt Nam