23/07/2024

Tin Tổng Hợp 90

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Mỹ Thuật | Y Học

Đường sắt Việt Nam đang gặp khó khăn trầm trọng

Doanh thu đường sắt Việt Nam sụt giảm trầm trọng
4 phút, 46 giây để đọc.

Việt Nam đang trong giai đoạn đại dịch Covid-19 diễn ra căng thẳng, nền kinh tế ảnh hưởng nặng nề. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị tác động rất nhiều, điển hình là Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, doanh thu lỗ hàng trăm tỷ đồng.

Đứng trước nguy cơ phải ngừng hoạt động, tổng công ty xin vay vốn nhà nước 800 tỉ đồng, mức tối thiểu để duy trì dòng tiền hoạt động. Tổng công ty cũng kiến nghị Chính phủ hỗ trợ cho người lao động Đường sắt Việt Nam đang bị mất việc. Đồng thời tổng công ty cũng tăng cường triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ, thu hút hành khách, đảm bảo hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vay 800 tỷ đồng để duy trì dòng tiền hoạt động

Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), cho biết xin vay 800 tỷ đồng là một trong nhiều kiến nghị của VNR với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất – kinh doanh.

Khoản vay 800 tỷ đồng này nhằm bổ sung cho nguồn vốn lưu động đang bị hụt. Để duy trì dòng tiền hoạt động, tránh nguy cơ dừng hoạt động của tổng công ty. Khi thị trường phục hồi, có dòng tiền, VNR sẽ trả lại. “Dự kiến 2 năm lỗ hơn 2.200 tỷ đồng nhưng VNR chỉ dám vay 800 tỷ đồng là mức tối thiểu để duy trì dòng tiền hoạt động. Cố gắng cầm cự với tính toán các chi phí thấp nhất. Vì dù vay không lãi vẫn phải trả nợ” – Chủ tịch VNR nói.

Đường sắt gặp khó khăn lớn

Sản lượng, doanh thu của tổng công ty bị sụt giảm nghiêm trọng

Cũng trong báo cáo gửi Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. VNR cho biết năm 2020, hoạt động sản xuất – kinh doanh của tổng công ty chịu tác động nghiêm trọng. Bởi dịch Covid-19 và việc triển khai thi công gói đầu tư 7.000 tỷ đồng tuyến đường sắt Bắc – Nam. Mặt khác, do ảnh hưởng nặng nề của đợt bão lũ tại miền Trung vào tháng 11 và 12/2020. Sản lượng, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng. Chỉ bằng 81% so với năm 2019 và lỗ 1.300 tỷ đồng.

Nhiều địa phương quy định hạn chế đón, trả khách đến từ các địa phương đang có dịch. Người về từ các vùng dịch phải thực hiện cách ly từ 14 đến 21 ngày. Điều này đã làm cho lượng khách đi tàu sụt giảm nghiêm trọng. Dịch bùng phát ngay vào dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 đã khiến 11.383 vé đường sắt bị trả lại. Với doanh thu xấp xỷ 4 tỷ đồng. Trong tháng 5/2021, tổng số đoàn tàu khách bãi bỏ là 393 đoàn. Trong đó số đoàn tàu Thống nhất là 38 đoàn. Số đoàn tàu khách địa phương là 355 đoàn.

Sang năm 2021, hoạt động sản xuất – kinh doanh tiếp tục ảnh hưởng bởi các khó khăn trên. Sáu tháng đầu năm, doanh thu của VNR ước đạt 77% cùng kỳ năm 2020 và bằng 53% năm 2019 khi chưa có dịch Covid-19. Dự kiến năm 2021, VNR lỗ 942 tỷ đồng.

Ông Mai Thành Phương, Chủ tịch Công đoàn Đường sắt Việt Nam, cho biết doanh nghiệp này đã cạn kiệt. Vì vậy Chính phủ cần có gói hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng vì dịch Covid-19. Năm 2020, người lao động đường sắt không được hưởng gói hỗ trợ của Chính phủ. Vì điều kiện kèm theo là doanh nghiệp phải không có doanh thu. Trong khi đó, dù doanh nghiệp vận tải đường sắt vẫn có doanh thu nhưng lỗ hàng trăm tỷ đồng.

Đường sắt Việt Nam đứng trước nguy cơ ngừng hoạt động

Các biện pháp đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam

Cùng với kiến nghị được vay ưu đãi, VNR cũng kiến nghị có các chính sách hỗ trợ cho 13.000 lao động khối vận tải đang bị mất việc và thiếu việc làm vì dịch Covid-19. Đồng thời, tiếp tục áp dụng chính sách giảm phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư theo Thông tư 12/2021 cho các năm tiếp theo. Để giảm khó khăn cho doanh nghiệp vận tải đường sắt. Theo đó, mức thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt được xác định là 4% trên doanh thu. Thay vì 8% như trước đây.

Trước mắt, lãnh đạo VNR cho biết sẽ tăng cường triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ, thu hút hành khách. Tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách muốn hủy, trả vé. Điều chỉnh giá vé theo từng cung chặng. Giảm 12% – 30% giá vé đối với tàu Thống Nhất và một số tàu địa phương. Theo từng giai đoạn diễn biến thực tế của dịch và khuyến cáo của các cơ quan chức năng.

Tổng công ty sẽ theo dõi tình hình luồng khách. Điều chỉnh linh hoạt kế hoạch chạy tàu cũng như thành phần đoàn tàu. Nhằm bảo đảm hiệu quả sản xuất – kinh doanh. Rà soát đánh giá kết cấu vận chuyển hàng hóa, hành khách trong điều kiện vận tải hiện tại. Xây dựng phương án tổ chức vận tải hàng hóa, hành khách cho phù hợp.