09/12/2024

Tin Tổng Hợp 90

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Mỹ Thuật | Y Học

Bệnh đái tháo đường và 5 biến chứng thường gặp

Bệnh đái tháo đường và 5 biến chứng thường gặp
5 phút, 32 giây để đọc.

Khi mắc bệnh tiểu đường hay đái tháo đường, về lâu dài, nếu không có chế độ ăn uống điều độ, tập luyện phù hợp và tuân thủ điều trị của bác sĩ để kiểm soát bệnh hiệu quả thì bệnh đái tháo đường sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống hoặc gây ra các biến chứng nguy hiểm cho các cơ quan khác của cơ thể, chẳng hạn như tim, thận, thần kinh, mắt,… Hãy cùng zeaaaa điểm qua một số biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường (đái tháo đường) để giúp bạn hiểu rõ hơn, biết cách phòng tránh căn bệnh này và sống hòa hợp với nó nhé.

Bệnh đái tháo đường là gì?

Bệnh đái tháo đường là gì

Tiểu đường hay đái tháo đường, là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không chuyển hóa các chất bột đường từ thực thẩm bạn ăn vào hằng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng. Do đó gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu. Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

  • Tiểu đường típ 1: người mắc bệnh bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất insulin. Tiểu đường típ 1 hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ chiếm dưới 10% số người mắc bệnh.
  • Tiểu đường típ 2: những người bị tiểu đường típ 2 bị đề kháng với insulin. Nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Khoảng 90% đến 95% người bị tiểu đường trên thế giới là típ 2.

5 biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường

Biến chứng về thần kinh thường gặp ở người bị đái tháo đường

Biến chứng về thần kinh là một trong những biến chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân đái tháo đường. Nó diễn ra ngay cả khi bệnh còn nhẹ và ở giai đoạn đầu. Bệnh nhân thường bị tổn thương cả thần kinh ngoại biên và thần kinh thực vật.

Tổn thương thần kinh ngoại biên được thể hiện rõ nhất ở việc giảm cảm giác, tê bì tay chân và yếu các cơ. Đặc biệt là ở bàn chân. Cụ thể là hiện tượng loét bàn chân. Nếu không điều trị kịp thời sẽ bị cắt bỏ chi, thậm chí là tử vong. Còn tổn thương thần kinh thực vật thường biểu hiện rõ nhất là tiêu chảy, táo bón, da khô, rối loạn nhịp tim,… Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường còn có nguy cơ tổn thương tế bào não, giảm trí nhớ. Đặc biệt là đối với bệnh nhân lớn tuổi.

Biến chứng về thần kinh thường gặp ở người bị đái tháo đường

Các biến chứng nguy hiểm đến mắt

Bệnh nhân đái tháo đường thường có nguy cơ tổn thương võng mạc mắt. Võng mạc mắt thường là nơi tập trung nhiều mạch máu và dây thần kinh thị giác để nuôi dưỡng mắt. Lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây tổn thương đến vùng võng mạc. Tổn thương nhẹ thì gây hiện tượng mờ mắt, thường xuyên nhìn thấy “ruồi bay”. Tầm nhìn giảm sút, mỏi mắt, nhìn mọi vật không rõ ràng. Tổn thương nặng hơn sẽ gây xuất huyết trong mắt, bong võng mạc dẫn đến mù lòa.

Gây ra triệu chứng suy thận

Một biến chứng nguy hiểm khác thường thấy ở bệnh nhân tiểu đường chính là chứng suy thận. Biến chứng này xuất hiện ngay khi bệnh tiểu đường bắt đầu. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến chứng suy thận nặng. Theo số liệu thống kê thì có đến ½ số bệnh nhân đái tháo đường bị mắc chứng suy thận.

Nguyên nhân được chỉ ra là lượng đường huyết tăng cao khiến các mao mạch ở cầu thận bị tổn thương. Các cơ quan thận cũng phải hoạt động quá mức để đào thải lượng đường trong máu. Sau một thời gian, các lỗ lọc trở nên to hơn làm protein bị lọt ra ngoài và ảnh hưởng đến chức năng của thận. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng suy thận. Và khi bệnh quá nặng, chỉ có thể điều trị bằng phương pháp chạy thận hoặc ghép thận.

Các biến chứng về bàn chân

Các nghiên cứu cho rằng, hầu hết những bệnh nhân đái tháo đường đều gặp phải những biến chứng của bàn chân. Do tác động của thần kinh ngoại biên, mạch máu và nhiễm trùng mà bàn chân của người đái tháo đường rất dễ bị hoại tử. Thứ nhất là do bàn chân ở xa tim nên thường có cảm giác tê bì. Đặc biệt là bệnh đái tháo đường gây mất cảm giác trên bàn chân dẫn đến người bệnh không cảm nhận được đau nhức. Cộng thêm là hệ miễn dịch bị suy giảm, rất dễ nhiễm trùng, vết thương khó lành.

Cho dù là một vết xước nhỏ ở chân cũng có thể gây ra nhiễm trùng, hoại tử nặng dẫn đến phải cắt bỏ. Chính vì vậy, đừng coi thường những vết thương nhỏ khi mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh đái tháo đường gây biến chứng về tim mạch

Lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao đột ngột có thể dẫn đến những rối loạn về mỡ máu khiến mạch máu bị tổn thương. Đây cũng là điều kiện để hình thành các mảng xơ vữa trên thành mạch máu. Các mảng xơ này gây hiện tượng tắc mạch máu bơm từ tim đến não và các chi. Từ đó gây hiện tượng nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Thống kê cho thấy, gần 70% người bệnh đái tháo đường tử vong do biến chứng tim mạch. Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường 2 – 4 lần. Thống kê cho thấy, 15 – 33% người bị đột quỵ có bệnh lý tiểu đường.

Ngoài ra, khi lượng đường huyết tăng cao cũng làm cho mạch máu bị viêm. Nếu bị lâu ngày sẽ gây ra hẹp thành mạch. Đó là nguyên nhân khiến tuần hoàn bị ngưng trệ, dẫn đến nhồi máu não.