30/09/2024

Tin Tổng Hợp 90

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Mỹ Thuật | Y Học

Chàng trai khuyết tật chăm sóc cho ông cụ xa lạ

Lưu dọn thêm hai ngày nữa là căn nhà sạch bóng
7 phút, 20 giây để đọc.

Ông cụ nằm co quắp trên giường, xung quanh là phân, nước tiểu và mèo rừng, được một thanh niên lạ bị cụt chân chăm sóc. Sáng 11/9, tại Vĩnh Phúc, anh Lưu Nguyễn, 23 tuổi, thức dậy vì tiếng đồng hồ báo thức. Từ ngày mất đi chân trái trong vụ tai nạn, anh Lưu thường dậy muộn. Nhưng cách đây mấy hôm, tôi đến đây xăm thêm và biết được hoàn cảnh của cụ già sống bám vách, Lựu đành phải hẹn ông dậy trước một tiếng đồng hồ để giúp cụ.

Nam thanh niên xoa chân trái bị cụt đến đầu gối, đi chân giả, đi giày, dép rồi đi bộ sang nhà bên cạnh. “Ông ơi, ông tỉnh rồi à?” anh Lưu gọi. Không có tiếng người, chỉ có tiếng mèo hoang. Anh vào phòng và bật đèn. Ông lão nằm trên giường quấn chăn ngẩng đầu lên không nói gì, hơi thở mạnh phả vào mặt anh.

Giấu sau nụ cười tươi sáng ấy là quá khứ đau thương

Xong đâu đó, Lưu bắt đầu lau dọn khắp nhà. Cậu đeo khẩu trang, tay đeo găng, luôn tay lau dọn với đôi chân tập tễnh. Mất hơn một tiếng, Lưu mới xong. Cậu thắp một nén nhang lên bàn thờ cho bà cụ  – vợ của ông. Dùng lọ xịt thơm phòng, rồi mới quay về cửa tiệm học nghề. Lúc đó đã là 9h30, học viên đến đông đủ. Cô giáo đã gọi cậu tới 4 lần.

Tính đến hôm nay, Lưu ra đây học nghề được 11 ngày. Cậu đã chăm sóc ông cụ tròn một tuần. “Ra đến ngày thứ 2 thì mình ngửi thấy mùi khó chịu. Cô giáo nói bên cạnh có ông cụ neo đơn, mùi phát ra từ đó. Mình đi sang thấy có một cụ ông nằm co ro. Nước tiểu, phân đã nhiều ngày đen đặc dưới sàn nhà gạch hoa. Trên giường, bánh mỳ bị cắn nham nhở, hoà lẫn với phân mèo. Cụ ông vuốt một con mèo, gọi vợ và đám còn lại là con. Một cảnh tượng thương cảm, mình khóc”, Lưu nói.

Những lo âu trong chàng trai trẻ khuyết tật

May thay Lưu chia sẻ với vài chị học viên như mình và được họ giúp đỡ

Hai đêm liên tục cậu nằm buồn và nghĩ đến bản thân. “Cảm giác giống như lúc vừa bị cưa chân được đẩy ra khỏi phòng mổ và không có ai bên cạnh.  Mình nghĩ đến bản thân tàn tật. Nếu sau này không vợ con, rồi cũng sẽ nằm một chỗ với đống phân nước tiểu ấy”, Lưu nói trong nghẹn ngào.

Muốn giúp, nghĩ đến sức mình yếu, việc dọn dẹp cả ngôi nhà ấy là quá sức của cậu. May thay Lưu chia sẻ với vài chị học viên như mình và được họ giúp đỡ. Đến ngày 4/11, họ đã dành trọn nửa ngày di chuyển ông cụ ra ngoài. Chà rửa khắp nhà và bàn ghế. Lưu dọn thêm hai ngày nữa là căn nhà sạch bóng. Cậu còn tắm cho ông, sắm cho ông vài bộ quần áo mới. Thêm bộ chăn, gối mới cho mùa đông sắp tới.

Sau vụ tai nạn chàng trai vĩnh viễn mất chân trái

Ngược dòng về quá khứ, anh Lưu chợt trầm xuống, đôi mắt đỏ hoe, nhớ lại: “Năm đó, tôi bị chiếc xe ô tô 7 chỗ cán vào. Tôi nhập viện trong tình trạng khá nguy kịch, mất máu cấp. Các bác sĩ yêu cầu tiến hành phẫu thuật gấp. Để cắt bỏ phần chân trái bị cán nát. Với một người trẻ tuổi, quyết định đó không hề dễ dàng gì. Nhưng nếu không cưa chân, tính mạng cũng không giữ được. Giữa tình thế cấp bách tôi chấp nhận mất đi một bên chân để có thể tiếp tục sống”.

Tháng ngày ấy, nằm trong bệnh viện, mùi chất sát trùng. Tiếng máy móc và màu sắc trắng xóa luôn bủa vậy khiến chàng thanh niên. Tưởng chừng như gục ngã. Đang là người khỏe mạnh, lành lặn, bỗng chốc anh phải nằm một chỗ. Mọi sinh hoạt phụ thuộc vào người khác. Mẹ anh nhìn con trai, lòng đau thắt ruột gan. Bao nhiêu năm chắt chiu, dành dụm nuôi con khôn lớn những mong con có tương lai rộng mở. Nhưng mọi thứ đều tan biến chỉ sau một đêm.

Suốt từ ngày tai nạn, anh gần như thức trắng. Cứ nhắm mắt lại là ký ức khủng khiếp lại tràn về. Muốn khóc nhưng không dám. Vì sợ bố mẹ đau lòng, suy nghĩ. “Một từ “Đau” hay trăm ngàn từ “Đau” cũng không diễn tả được sự đau đớn cùng cực trong lòng tôi khi ấy. Đó có lẽ là giây phút tối tăm nhất cuộc đời” tôi. Nhìn chiếc chân tật nguyền băng kín, cụt đến mỏm đầu gối cộng thêm những mũi tiêm truyền đau đớn. Vết thương nhức buốt, có lúc tôi định buông xuôi.” Nguyễn Lưu nói tiếp.

Chàng trai chăm sóc ông cụ xa lạ

Chàng trai cho biết, ông cụ vẫn có thể chống gậy đi được

Từ đó, hàng ngày sáng cậu mua đồ ăn mang sang cho ông và dọn dẹp. Trưa và tối, Lưu mua cháo, cơm đưa sang. Chàng trai cho biết, ông cụ vẫn có thể chống gậy đi được, nhưng bị lẫn. Nhà vệ sinh bị hỏng, nên ông cụ đi nặng nhẹ tại chỗ. “Cụ tên Tiến, 87 tuổi, vợ mất 5 năm nay và không có con, sống bằng tiền trợ cấp. Chúng tôi đã vài lần có ý định đưa cụ vào viện dưỡng lão, nhưng cụ kiên quyết không đi”, ông Phạm Quý Lợi (tổ trưởng tổ dân phố 11, phường Ngô Quyền, Vĩnh Yên) chia sẻ.

“Ông cụ nóng giận, hay chửi nên làng xóm nhiều người tức không còn đến giúp. Mình giúp ông vậy mà nhiều lúc cũng bị ông chửi. May mắn lắm được hôm ông mời ăn và mời ngủ lại”, Lưu nở nụ cười hiền hậu. Giấu sau nụ cười tươi sáng ấy là quá khứ đau thương của chàng trai trẻ. Ngày 12/9/2016, Lưu khi ấy 23 tuổi. Đang là nhân viên một công ty vàng bạc đá quý ở TPHCM. Thì bị một chiếc xe 7 chỗ tông phải.

Những lời chia sẻ của anh Lưu

“Mình cầu xin cặp vợ chồng và hai con nhỏ trên chiếc xe đâm mình đưa đi viện, mà họ nhìn nhau hoang mang. Mình cầu xin đám đông xung quanh nhưng họ chỉ nhìn rồi lảng tránh. Một phút, hai phút, rồi 15 phút qua đi, ý chí và trái tim mình tuyệt vọng thì được một người phục vụ từ nhà hàng cạnh đó chạy đến, bắt taxi đưa đi. Giờ mình vẫn chưa biết anh ấy là ai để cảm ơn”, Lưu kể.

Lúc biết bị cưa chân, cậu đã khóc hàng tiếng trong căn phòng lạnh, nhưng sau đó cho đây là nghiệp của mình nên thanh thản chấp nhận. Sau tai nạn, Lưu trở về quê nhà hồi phục sức khỏe. Đầu năm 2018, cậu bắt đầu học nghề phun xăm. Mới đây, Lưu ra Vĩnh Phúc học nâng cao tay nghề với dự định trong tương lai có thể mở một cửa hàng nho nhỏ ở quê nhà.

Tình cảm thiêng liêng giữa con người

Chưa chắc tương lai đã có người giúp cậu

Chị Hồng Sen (35 tuổi, cô giáo dạy nghề cho Lưu) cho biết, khi thấy Lưu giúp cụ già, ban đầu chị Sen từng nghĩ có thể cậu như một số người trẻ khác, giúp đỡ để thu hút sự chú ý trên mạng xã hội. Nhưng ngày qua ngày, ít nhất 3 lần, Lưu chạy sang chăm nom ông cụ và làm những công việc mà ngay đến cả người thân còn ngại, huống gì một người dưng thì chị thực sự khâm phục.

“Cậu ấy nói giúp ông cụ vì bảo có duyên, vì đồng cảm. Nhưng tôi nói với Lưu, nay cậu ấy giúp người khác, chưa chắc tương lai đã có người giúp cậu. Vậy nên chỉ có đứng trên được đôi chân của mình, như trong nghề làm đẹp này, cậu ấy phải có điểm nhấn của mình, chứ cứ nhàng nhàng như người khác thì tương lai sẽ không phát triển được”, chị nói.

Chỉ còn 20 ngày nữa, Lưu sẽ kết thúc khóa học nghề. Mấy ngày nay cậu chia sẻ câu chuyện trên mạng, có nhiều người đã đến giúp đỡ ông cụ. “Dù ông cụ không muốn, nhưng mình mong ông sẽ vào viện dưỡng lão hoặc nếu không thuê một người dọn vệ sinh cho cụ. Tương lai không biết cụ sẽ thế nào, còn mình ở đây được ngày nào sẽ còn giúp cho chỗ ăn ngủ của cụ được sạch sẽ”, Lưu nói.