27/07/2024

Tin Tổng Hợp 90

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Mỹ Thuật | Y Học

Tại sao cần tẩy giun cho trẻ và những điều cần lưu ý

Tại sao cần tẩy giun cho trẻ và những điều cần lưu ý
6 phút, 41 giây để đọc.

Trẻ em rất dễ bị nhiễm giun, bởi trẻ em thường rất hiếu động và thích khám phá mọi thứ xung quanh. Các bé thường xuyên nô đùa, đi chân đất, bò trên sàn, mút ngón tay cái, nhặt thức ăn rơi vãi dưới đất,… Tất cả những điều này đã tạo cơ hội vô cùng thuận lợi cho giun xâm nhập vào cơ thể trẻ. Việc tẩy giun cho trẻ là vô cùng quan trọng, nhưng việc phòng tránh giun còn quan trọng hơn. Bởi sau khi bị nhiễm giun đũa, ngoài việc giun ở lại và hút chất dinh dưỡng trong cơ thể, nó còn có thể mang đến nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ, ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập. Mời các mẹ cùng zeaaaa tìm hiểu rõ hơn về vấn đền này nhé.

Dấu hiệu của việc trẻ bị nhiễm giun

Dấu hiệu của việc trẻ bị nhiễm giun

Thông thường, không có bất cứ triệu chứng nhiễm giun nào hoặc nếu có thì những triệu chứng đó quá nhẹ đến nỗi không ai chú ý đến.

Tùy thuộc vào loại giun mà trẻ bị nhiễm và mức độ nghiêm trọng, trẻ có thể có một số triệu chứng sau:

  • Đau bụng
  • Sút cân
  • Cáu gắt
  • Buồn nôn
  • Phân có máu
  • Khó ngủ vì ngứa
  • Nôn mửa hoặc ho
  • Ngứa hoặc đau quanh hậu môn
  • Đau khi đi tiểu do nhiễm trùng đường tiểu. Điều này phổ biến ở bé gái hơn
  • Chảy máu trong có thể dẫn đến thiếu máu, giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng
  • Tiêu chảy và ăn không ngon
  • Tắc nghẽn ruột. Một số trẻ có thể nôn ra giun (thường là những con giun đũa trông giống như giun đất)
  • Nhiễm giun nặng có thể gây co giật
  • Hội chứng PICA – ăn những thứ không phải là thực phẩm, không có chất dinh dưỡng như đất, phấn, giấy,…
  • Một số bác sĩ cho rằng nghiến răng cũng là một triệu chứng nhiễm giun nhưng nhiều nghiên cứu lại cho là không phải.

Nếu bị nhẹ, trẻ sẽ không có bất cứ triệu chứng nhiễm giun nào ngoài việc thường hay kêu ca mình bị ngứa vào ban đêm. Kiểm tra hậu môn của trẻ vào ban đêm sau khi trẻ đã ngủ. Nhẹ nhàng tách hai bên mông của trẻ ra và dùng đèn quan sát. Nếu trẻ bị nhiễm giun, bạn sẽ nhìn thấy một hoặc nhiều con giun bò ra xung quanh quần áo và drap trải giường. Bạn cũng có thể nhìn thấy giun trong phân của trẻ.

Tác hại của việc không tẩy giun cho trẻ

Bé thường rất dễ nhiễm phải các loại giun như giun đũa, giun kim, giun tóc,… Sau khi xâm nhập vào cơ thể bé, các loại giun này sẽ sinh sôi, trưởng thành ở trong ruột, sống bằng cách “ăn” các chất dinh dưỡng của người dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc thiếu máu. Như vậy, nếu không phòng ngừa và tẩy giun kịp thời, bao nhiêu thức ăn ngon, chất bổ dưỡng bạn dành cho bé hay cho gia đình sẽ bị loài ký sinh này “cướp đoạt”.

Không chỉ gây ra những tác hại lâu dài, nhiễm giun còn có thể dẫn đến các biến chứng cấp tính cho sức khỏe của trẻ và người lớn. Giun đũa có thể gây tắc ruột, lồng ruột, xoắn ruột, giun chui ống mật, viêm tắc đường mật, tụy và nặng hơn là sỏi mật. Giun kim, giun tóc có thể gây viêm ruột thừa, viêm đường tiểu,…

Khi nào thì có thể tẩy giun cho trẻ

Theo các bác sĩ, thông thường bé từ 2 tuổi trở lên mới nên tẩy giun. Tuy nhiên, trong những trường hợp bé bị suy dinh dưỡng chậm lớn do bị nhiễm giun có thể tẩy sớm hơn, 1 tuổi cũng có thể tẩy giun được nhưng phải chọn loại thuốc thích hợp và có sự hướng dẫn sử dụng thuốc tẩy giun của bác sĩ. Một số loại thuốc giun thường dùng để tẩy giun cho trẻ như: Albendazol, Mebendazol, Pyratel.

Các loại thuốc trên được bào chế dưới dạng viên nén, thơm, ngọt, có thể nhai, nghiền trước khi uống hay dạng hỗn dịch, tùy theo lứa tuổi của trẻ để lựa chọn dạng thuốc tẩy giun cho trẻ thích hợp. Có thể uống thuốc vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, không cần phải cho trẻ uống lúc nhịn đói. Tuy nhiên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất. Các mẹ nên lưu ý cần tẩy giun cho trẻ 6 tháng một lần nhé.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tẩy giun cho trẻ chỉ là việc tiêu diệt giun chứ không có tác dụng phòng tránh nhiễm giun. Vì vậy cần hết sức chú ý giáo dục cho trẻ thực hiện chế độ vệ sinh trong mọi mặt của cuộc sống. Trước khi sử dụng bất cứ một loại thuốc trị giun nào cần có ý kiến của bác sĩ.

Làm sao để phòng tránh nhiễm giun cho trẻ?

Làm sao để phòng tránh nhiễm giun cho trẻ

Vệ sinh tay và sử dụng nguồn nước sạch

  • Bàn tay là phương tiện truyền bệnh giun, sán do nhiễm bẩn khi đi đại tiện; hay trẻ ngứa hậu môn đưa tay vào gãi,… Do vậy, phải giáo dục trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sát trùng; đặc biệt là sau khi đại tiện, trước khi ăn làm giảm tỷ lệ giun sán, tiêu chảy.
  • Khi chế biến đồ ăn cũng phải đảm bảo đôi tay sạch để hạn chế nguy cơ trúng giun rơi vào thức ăn.
  • Thường xuyên rửa tay hàng ngày là biện pháp tốt nhất để phòng giun, sán.
  • Thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, không an toàn để chế biến thức ăn, vệ sinh cơ thể.
  • Nước dễ bị ô nhiễm trong quá trình vận chuyển hoặc do đồ chứa, chum, vại không có nắp đậy. Vì vậy, cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nguồn nước, nơi chứa nước.
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không được uống nước lã. Không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn đồ tái. Che đậy thức ăn không để chuột, gián bò vào. Trước khi ăn, nên nấu nóng lại, kể cả đồ ăn để trong tủ lạnh.

Đi vệ sinh đúng cách và an toàn

  • Trẻ em nông thôn có tỷ lệ nhiễm giun sán cao một phần là do nhà vệ sinh không đạt yêu cầu. Khi tiểu tiện vào nhà tiêu hợp vệ sinh sẽ ngăn chặn được sự lây lan nguồn bệnh vào môi trường. Không chỉ trẻ em, mà cả người lớn luôn phải giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay sạch, vệ sinh môi trường, không để phân làm ô nhiễm nguồn nước, nhốt súc vật xa khỏi nơi sinh hoạt của gia đình,…
  • Giáo dục cho trẻ thường xuyên đi giày dép, kể cả đi học và ở nhà; không nên đi chân đất, nghịch cát, mặc quần không đũng để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh giun móc,…

Tẩy giun đầy đủ cho trẻ

  • Uống thuốc tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần. Ngoài ra còn có thể tẩy giun bằng phương pháp dân gian như: hạt bí ngô, nước sắc hạt cau,…
  • Đối với trẻ đã tẩy giun mà vẫn còn xanh xao, gầy yếu, kém ăn. Cần phải kiểm tra xem có loại giun sán gì khác nữa không; hoặc có thể trẻ bị mắc thêm bệnh khác như còi xương, suy dinh dưỡng, sơ nhiễm lao,… để được điều trị đúng bệnh.

Các mẹ nhớ nhé, tẩy giun cho trẻ định kì và thực hiện các biện pháp phòng ngừa giun cho bé. Đó là cách hữu hiệu trong việc đảm bảo sức khỏe cho bé. Chia sẻ bài viết để lan tỏa thông tin đến mọi người nhé!